Chào mừng bạn tới với đào Tạo SEO

Đào Tạo SEO và Gia Sư Adwords trực tuyến tay cầm tay chỉ việc của chuyên trang đào tạo SEO, đặc biệt miễn phí cho các bạn khó khăn, các bạn khuyết tật và trong diện chính sách.

Dịch Vụ Gia Công SEO theo yêu cầu với các gói dịch vụ riêng rẽ hoặc toàn diện.

Liên hệ trung tâm đào tạo SEO trực tuyến: 0943.653.076.

Bộ máy tìm kiếm xếp hạng như thế nào?

Một Search Engine Optimizer (viết tắt là SEOer) thông minh nên bắt đầu sự nghiệp của mình bằng cách nhìn những trang web như cách nhìn của các spider, và nếu làm được điều này bạn đã thành công một nửa.

Điều đầu tiên, luôn nhớ rằng các bộ máy tìm kiếm xếp hạng các trang web (webpage) chứ không phải xếp hạng website.



Thứ hai, đến thời điểm hiện tại thì các spider của các bộ máy tìm kiếm gặp giới hạn khi duyệt qua hình

ảnh và Javascript, dẫu biết rằng các hình ảnh, Javascript sẽ làm cho các trang web lôi cuốn hơn, sống

động hơn. Một bức ảnh với nội dung nào đó có thể rất rõ ràng với người duyệt web nhưng với spider thì

không có ý nghĩa gì trừ khi sử dụng thuộc tính Alt.

Với hình ảnh trên, người duyệt web sẽ hiểu nội dung của bức ảnh đề cập đến  SEO nhưng với các bộ

máy tìm kiếm nó sẽ thấy như sau:

<img src="images/ch2-vd1.jpg">

Như các bạn thấy, không có bất kỳ thứ gì trong đoạn mã trên đề cập đến nội dung của trang web này là

SEO. Nhưng nếu chúng ta hiệu chỉnh lại thì kết quả hoàn toàn khác!

<img alt="SEO" src="images/ch2-vd1.jpg">

Chúng ta vừa thêm thuộc tính ALT với nội dung là  SEO, điều này có giá trị tương đương với nội dung

của bức ảnh trên dành cho người duyệt web. Mục đích của thuộc tính ALT là cung cấp một đoạn văn mô

tả cho hình ảnh trong trường hợp vì 1 lý do nào đó mà trình duyệt không thể hiển thị  hình ảnh đó. Và

giờ đây, thẻ ALT có thêm chức năng là cung cấp thông điệp về nội dung bức ảnh cho các bộ máy tìm

kiếm.

Với Javascript , hãy xem 2 ví dụ sau đây:

<script type="text/javascript" src="js/center.js"></script>

Với  ví  dụ  đầu  tiên,  người  duyệt  web  thấy  rất  rõ  nội  dung  được  đề  cập  đến  nhưng với ví dụ thứ 2 thì cho dù các spider thông minh cũng không thể nào hiểu nội

dung muốn đề cập đến vấn đề gì trong câu lệnh Javascript .

Thêm một vấn đề khác liên quan đến đến Javascript  hoặc CSS là một trong những quy tắc của đa số

các spider là giới hạn trong việc đọc nội dung trang web. Ví dụ spider của Google (Googlebot) sẽ không

đọc nhiều hơn  100KB trong 1 trang cho dù thuật toán của nó có quy định phải tìm từ khóa ở cuối

trang. Nếu bạn sử dụng từ khóa trong nội dung vượt qua giới hạn này thì nỗ lực tối ưu của bạn đã bị hủy bỏ. Chính vì thế, hãy xem xét cẩn thận nội dung của phần HEAD khi có quá nhiều script  hay css

được chèn vào và lời khuyên cho việc này là hãy dùng các tập tin script/css thay vì chèn trực tiếp những

dòng lệnh của chúng.

Có rất nhiều ví dụ liên quan đến việc spider xem xét một trang  web chẳng hạn như sự tiệm cận của

những từ quan trọng ở phần đầu trang. Ở đây có 1 vấn đề cần lưu ý, những gì spider thấy chưa chắc

tương tự những gì chúng ta thấy! Điều này thể hiện rõ qua việc khi chúng ta xem 1 trang web, chúng ta

sẽ tập trung vào nội dung của trang hơn  menu bên trái, còn spider sẽ làm ngược lại, thay vì tập trung

vào nội dung, chúng sẽ ưu tiên xem xét  menu rồi sau đó mới chuyển qua nội dung vì đơn giản menu

thường nằm ở phần khởi đầu của trang (xét theo mã HTML).

Hãy nhớ rằng trong lần ghé thăm đầu tiên 1 trang web  nào đó, các spider  chƣa biết trang

web đó liên quan đến nội dung gì!  Bằng cách đọc mã HTML của trang đó, các spider  mới có thể

phán đoán được nội dung của trang web đó.

Sau đó, các spider  sẽ nén trang web lại và tạo ra 1 bảng chỉ mục liên quan đến nó. Bạn có thể hình

dùng việc spider  làm là nó lưu lại tất cả các từ tìm thấy trên trang web, cùng với một số yếu tố quan

trọng khác có liên quan đến các từ như sự tiệm cận, tần suất, …

Những từ được đánh giá cao là những từ đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định của spider và những từ

này sẽ trở thành từ khóa. Thực tế thì có rất nhiều yếu tố để xác định việc này bao gồm cả những yếu tố

ngoài trang (off -page) bởi vì spider có thể xác định được tất cả các từ xuất phát từ những những trang

khác có liên kết trỏ về trang của bạn.

Khi người duyệt web truy vấn các bộ máy tìm kiếm, chúng sẽ xem xét toàn bộ các trang có nội dung

liên quan đến câu truy vấn trong cơ sở dữ liệu và từ đây sự xếp hạng được bắt đầu. Mỗi 1 trang đều có

các chỉ số trong trang (on -page), chỉ số độc lập của trang (với Google là PageRank) cùng với các chỉ số

ngoài trang (off -page), kết hợp các chỉ số lại sẽ xác định được thứ hạng của 1 trang cụ thể.

         Những điểm cần lƣu ý

     Các bộ máy tìm kiếm xếp hạng trang web (webpage), không phải xếp hạng website.

     Khi spider ghé thăm trang  web của bạn lần đầu tiên, chúng không biết bất kỳ vấn đề gì ngoại

        trừ URL.

     Trang web của bạn có thể rất lôi cuốn đối với người duyệt  web, nhưng hãy luôn đặt câu hỏi là

        trang web của bạn có dễ dàng đọc được đối với các spider hay không.

Bộ máy tìm kiếm là gì?

BỘ MÁY TÌM KIẾM LÀ GÌ?

                           Bộ máy tìm kiếm (Search Engine – viết tắt là SE) là công cụ được xây dựng trên

                           nền tảng web cho phép người sử dụng tìm kiếm thông tin. Bạn có thể tìm bất kỳ

                          thông tin nào bằng cách gõ vào cụm từ mong muốn, bộ máy tìm kiếm sẽ trả về

                           một danh sách kết quả các trang web có nội dung liên quan đến cụm từ của

                           bạn và một trong các  bộ máy tìm kiếm nổi bật và phổ biến hiện nay tại Việt

                           Nam là Google.


CÁC BỘ MÁY TÌM KIẾM LÀM VIỆC NHư THẾ NÀO?

     Giả sử bạn có một quyển sách rất dày và bạn chỉ cần đọc 1 chương trong quyển sách đó, bạn sẽ

     làm gì? Bạn sẽ đến cuối quyển sách (hoặc đầu quyển sách) tìm trang mục lục, xem chương cần đọc

     nằm ở trang nào và lật đến trang đó.

     Cơ cấu làm việc của bộ máy tìm kiếm cũng tương tự như thế.

Các bộ máy tìm kiếm liên tục cập nhật bảng chỉ mục (index) của mình và chúng dùng spider để thu thập thông tin các trang web, những từ ngữ được sử dụng trên các trang web này sẽ được lưu lại vào bảng chỉ mục và khi một người nào đó tìm kiếm những từ này thông qua bộ máy tìm kiếm, chúng sẽ trả về 1 danh sách các trang web có chứa từ ngữ đó.